Showroom piano tại Hà Nội: 242 Nguyễn Lân, Q. Thanh Xuân
Kho đàn piano tại Hà Nội: 103/53 Đức Giang, Q. Long Biên
Kho đàn piano tại Hồ Chí Minh: 121/13 Lê Thị Riêng, QI
Kho đàn piano tại Đà Nẵng: 23 Lưu Quý Kỳ, H.C. Bắc, Q. Hải Châu

Danh mục đàn Piano

Đàn Grand Piano là gì? 10 bộ phận chính của Grand Piano

4/5 - (4 bình chọn)

Để trả lời cho câu hỏi Đàn Grand Piano là gì? Hãy đến với các đại nhạc hội hay các buổi biểu diễn piano chuyên nghiệp chúng ta có thể thấy các nghệ sĩ xuất hiện với những cây đàn piano thật hoành tráng, những cây đàn như thế được gọi là Grand Piano (Đại dương cầm). Sau đó có khi nào chúng ta đã từng nghĩ mình cũng có thể trình diễn những bài nhạc với piano như thế và bắt đầu học nó. Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Grand Piano là gì?

Contents

Lịch sử ra đời Grand Piano (Đại dương cầm hay Piano 3 chân)

Grand Piano là một trong các nhạc cụ có lịch sử khá lâu đời, có nguồn gốc hình thành trực tiếp từ đàn clavecin (harpsichord) sử dụng hệ thống hệ thống máy gảy dây bởi Bartolomeo Cristofori. Cho đến những năm giữa thế kỷ 17 Gottfried Silbermann, Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano thành một nhạc cụ độc lập. Năm 1732 thì kỷ nguyên của âm nhạc viết riêng cho piano và piano trở thành nhạc cụ biểu diễn bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Sau 1750 đàn piano được phát triển chủ yếu theo 2 hướng: Anh với thiết kế cổ điển và phức tạp, Đức thiên về gọn nhẹ và đơn giản. Đến năm 1800, người Đức đã hoàn thiện được cây Piano hiện đại như ngày nay.

Có rất nhiều công ty được thành lập, chuyên về sản xuất các loại đàn grand piano và còn nổi tiếng đến hiện nay như: Henry Steinway, Friedrich Beschtein, John Broadwood&sons, Ulius Blũthner, .. để cải tiến để âm thanh biểu diễn được to phù hợp với biểu diễn độc lập và chuyên nghiệp hơn.

Đến ngày nay Grand piano có kích thước lớn, thiết kế 3 chân và một nắp đậy hình dáng giống cánh bướm nên hay được gọi là piano 3 chân, piano cánh bướm hoặc đại dương cầm.

>>>Xem thêm<<< Những mẫu đàn Grand Piano đáng để mua nhất 2021

Đặc điểm nổi bật của Grand Piano là gì?

  • Dải âm cộng hưởng trải rộng từ thấp đến cao, từ cách chơi chậm đến nhanh
  • Độ vang của Pedal
  • Độ vang của âm sắc
  • Dễ dàng truyền tải cảm xúc
  • Sự cân bằng ổn định của dải âm
  • Sự phản hồi nhanh chóng

Cấu tạo bao gồm 10 bộ phận chính:

  • Cast iron Frame (Khung đàn)
  • Tuning Pin – String (Chốt điều chỉnh, giữ dây – Dây đàn)
  • Bridge (Ngựa đàn piano)
  • Soundboard (Bảng cộng hưởng đàn piano)
  • Pinblock
  • Rims or Case (Thùng đàn piano)
  • Hammers (Búa đàn piano)
  • Action (Bộ máy)
  • Keyboard (Phím đàn piano)
  • Pedal (Dậm chân)

Cast iron Frame (khung đàn)

Khung đàn piano thường sẽ là một tấm gang nằm bên trong thùng đàn, phía trên soundboard piano, ở rìa sau gắn thanh chốt dây để cài chặt một đầu dây đàn, ở rìa trước là tấm khóa lên dây, gồm nhiều chốt lên dây mà chúng ta có thể quan sát được khi mở nắp.

Sức kéo căng của toàn bộ các dây của một cây đàn piano đo được khoảng 20 tấn do mỗi dây đàn piano có thể chịu lực kéo trung bình từ 70kg – 80kg mà toàn bộ số dây trong một đàn là trên 220 dây, vì vậy phải dùng một khung hợp kim (Iron frame) thật chắc chắn để chịu đựng lực này.

Đối với các bộ phận bằng gỗ cần phải có độ rung càng nhiều càng tốt, còn khung sườn càng tĩnh lặng càng tốt. Khung hợp kim của đàn piano là một loại thép có thỉ lệ carbon thích hợp đáp ứng hai tiêu chí : độ cứng để chịu lực căng của dây đàn và độ nặng để giảm tối thiểu sức rung.

Tuning Pin – String (chốt điều chỉnh, giữ dây – Dây đàn)

Như đã có đề cập phía trên Tuning Pin (chốt điều chỉnh) với cấu trúc như các pulong có các ren nhỏ giúp giữ dây, chiều dài mỗi ren khoảng 20-25mm được làm bằng loại thép đặc biệt được vặn xuyên qua phần khung đàn đến phần trụ giữ chốt là một khối gỗ (block) để giữ các trục không quay trả ngược chiều làm tuột dây. Đây là chỗ để điều chỉnh và canh dây sao cho đúng cao độ thông qua việc vặn các chốt.

Dây đàn piano (string) được làm bằng thép với cường độ cao, có độ dẻo dai, ít cacbon nhất, với các đường kính khác nhau, độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần được quấn vào các chốt. Những nốt có âm thấp hơn chỉ dùng một dây độc lập có kích thước lớn và nặng hơn thông qua việc cuộn những sợi dây đồng mỏng xung quanh dây chính, 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau được sử dụng cho mỗi nốt âm cao.

Loại dây Đường kính (mm) Vị trí
13 0,775 Cao
15 0,900 Trung cao
17 1,000 Trung
19 1,100 Trầm

Bridge (ngựa đàn piano)


Có 2 loại ngựa đàn là ngựa đàn ngắn (Short Bridge) và ngựa đàn dài (Long Bridge). Các ngựa đàn ngắn thì được các dây bass gối lên, còn các ngựa đàn dài thì để gối các dây treble gối lên. Ngựa đàn đóng vai trò quan trọng trong âm thanh của đàn piano. Nó là cầu để kết nối nguồn âm thanh từ dây đàn đến soundboard. Một cây piano có khoảng từ 220 dây đàn trở lên tương ứng 440 chân ngựa đàn, giúp kết nối chặt chẽ và truyền âm thanh tối đa nhất từ dây đàn đến bảng cộng hưởng.

Soundboard (Bảng cộng hưởng đàn piano)

Được coi là trái tim của đàn piano, soundboard là bề mặt nằm ngang nằm dưới dây đàn có tác dụng tăng âm bằng rung động cộng hưởng khuyếch đại năng lượng từ các dây rung được truyền qua cầu nối đến thùng đàn.

Soundboards truyền thống được làm bằng gỗ vân sam,bạch dương, gỗ sồi, tần bì... Gỗ mềm hơn, vân sam chất lượng cao mang âm thanh tốt hơn và mang lại độ bền tốt – nghĩa là cho phép các rung động truyền qua thùng đàn trong một thời gian rất dài.

Gỗ có vân gần được lựa chọn để cho phép năng lượng truyền đến các đầu của thùng đàn và vào vành. Khi gỗ được làm gần hạt, năng lượng của bảng âm truyền đi hiệu quả hơn nhiều và giúp tạo ra chất lượng âm thanh cao hơn nhiều.

Pinblock

Bộ phận này mang tính độc quyền công nghệ của từng hãng dùng đảm bảo dây ổn định, hạn chế tối đa hiện tượng tuột dây.

Cấu tạo hết sức phức tạp với 1 chi tiết nhỏ, Pinlock gồm tới 6 lớp gỗ theo chiều dọc : dọc, ngang, và 2 chiều nghiêng góc 450 trái ngược nhau. Đặc điểm này giúp chịu lực kéo từ mọi phía mà không bị nứt gãy đồng thời giúp công việc lên dây đàn dễ dàng hơn.

Rims or Case (Thùng đàn piano)


Đây là phần có thể quan sát được từ bên ngoài, giúp bạn phân biệt được Upright Piano (Piano đứng) và Grand Piano (Piano nằm) ngay từ hình dáng. Người ta thường dùng nhiều lớp ván mỏng ghép với nhau xen kẽ một lớp dọc một lớp ngang nên đây là bộ phận dễ tổn thương nhất của cây đàn do ảnh hưởng đến từ độ ẩm bên ngoài.

Trong khi các loại piano đứng có kiểu dáng tương đối giống nhau với chiều cao phổ biến từ 121-131 cm thì các loại đàn Grand piano được chế tạo với nhiều kích cỡ khác nhau nhưng tạm được chia thành 4 loại như sau:

  • Baby Grand (1,38m -1,72m)
  • Lingving room/ Parlor (1,77m – 1,9m)
  • Music room grand (2,1m – 2,2m)
  • Concert grand (2,69m – 2,74m)

Hammers (Búa đàn piano)

Là cầu nối giữa phím đàn và dây đàn, thường được làm bằng lông cừu nhiều lớp, thực hiện truyền lực từ phím đàn và gõ vào dây đàn tạo ra âm thanh theo nguyên lý đòn bẩy. Hammers Piano được cấu tạo từ 9 bộ phận:

  • Knuckle leather
  • Knuckle Core
  • Shank – Chân búa
  • Flange – vành búa
  • Flange Rail – Vành sắt giữ búa
  • Drop Screw – Vít giữ trục búa
  • Head Felt – Nỉ bọc búa ( thường làm bằng lông cừu)
  • Head Molding – Lõi đầu búa
  • Tail Đuôi búa

Một bộ Hammers có 88 búa gồm 3 loại khác nhau: bass, tenor, treble.

Action (Bộ máy)

Gồm tất cả các bộ phận tương tác với nhau làm đầu búa chuyển động, chạm tới dây đàn. Bộ phận có thể nhìn thấy rõ nhất chính là bàn phím. Khi có động tác nhấn phím đàn, thì hệ thống đòn bẩy sẽ làm cho Hammers gõ vào dây đàn. Với nốt trầm cần lực búa nhẹ và mạnh dần lên theo nốt bổng dựa trên sự liên quan giữa âm lượng và cao độ, điều này dẫn đến sẽ có cảm giác các nhấn phím đàn lúc nặng lúc nhẹ không đều nhau.

Keyboard (phím đàn piano)

Là chi tiết rất quen thuộc khi nói đến Đàn Piano. Một cây Đàn Grand Piano có 88 phím đàn (52 phím trắng và 36 phím màu đen) được làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ mum, ngà voi, xương, nhựa. Các phím màu đen thường được gọi là nốt cao nửa cung (nốt #) và các phím màu trắng được gọi là âm nốt tự nhiên (naturals).

Phím đàn là bộ phận trực tiếp tiếp nhận lực từ tay người chơi là điểm đầu của đòn bẩy sau đó truyền lực đi đến búa đàn, búa đàn tác động vào dây đàn phát ra âm thanh.

Pedal (Dậm chân)

Pedals hay còn được gọi là dậm chân gồm các cần điều khiển nằm ở phía dưới mà ta sử dụng lực chân để điều khiển. Có 2 loại là 2 và 3 Pedal, thường chúng ta sẽ thấy loại 3 Pedal. Pedal trên Grand Piano và Upright Piano là khác nhau, 3 chức năng trên Grand Piano:

  • Pedal bên trái (Shift pedal): Còn có tên gọi là “soft pedal hay una corda pedal. Khi đạp pedal, toàn bộ bàn phím sẽ dịch sang phải, giúp thay đổi không chỉnh âm lượng và tạo ra khoảng trống để thay đổi cao độ nốt.
  • Pedal giữa (Sostenuto pedal): Nâng phần búa đàn lên cao và tránh xa phần dây đàn của bất kỳ phím nào được chơi trước khi đạp. Điều này giúp giữ độ vang các nốt được chọn.
  • Pedal bên phải (Sustain pedal): Tên khác là “damper pedal”, giúp duy trì độ vang của nốt nhạc ngay cả khi đã nhấc tay ra khỏi bàn phím.

Kết luận

Với các bộ phận chính được mô tả bên trên thì Grand Piano gồm khoảng 5.500 bộ phận chi tiết nhỏ được sản xuất vô cùng công phu. Giúp có hoạt động chính xác với nhau giúp sự phản hồi của phím là ngay lập tức khi có chuyển động của các ngón tay qua bàn phím tới búa đàn.

Với các thông tin trên đã trả lời cho câu hỏi Grand Piano là gì? Phù hợp với nghệ sĩ hay người chơi chuyên nghiệp dùng để sáng tác và trình diễn.

Với chất lượng tuyệt vời cùng chế độ bảo hành hậu mãi lâu dài, hãy tham khảo thêm tại Danh sách đàn Grand Piano đang kinh doanh và đến với muabanpiano.vn khi các bạn có câu hỏi Grand Piano là gì? và mua ở đâu? nhé

Tìm kiếm nhiều nhất
Vận chuyển đàn Piano Mua Bán đàn Piano Kawai KU2 chụp ảnh với đàn piano ký hiệu pedal trên bản nhạc thuê đàn piano hà nội nên mua đàn piano cơ loại nào Piano Kraus

Danh sách Piano nổi bật

094.430.6861
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon